Âm nhạc Nghệ_thuật_Việt_Nam_thời_Trần

Ngoài lối hát ả đào được hình thành từ đời trước, âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Chiêm ThànhTrung Quốc[5]. Một số nhạc công bị bắt từ Chiêm Thành trong các cuộc chiến trước đây đã truyền nghề ca hát cho dân Đại Việt, càng ngày càng phổ biến.

Trong cuộc chiến chống Nguyên Mông, nhà Trần bắt được nhạc sĩ Lý Nguyên Cát người Nam Tống vốn là trưởng ban kịch ca trong quân đội Nguyên Mông. Lý Nguyên Cát phỏng theo tiếng Việt mà soạn ra các vở tuồng và huấn luyện người Việt diễn tuồng.

Nhạc cụ gồm có trống cơm, tất lật, đàn tranh, đàn 3 dây và đàn 7 dây, tiêu, sáo

Nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng ảnh hưởng của âm nhạc Mông Cổ có thể nhận thấy trong điệu ngâm Sa mạc của miền Bắc Việt Nam. Điệu ngâm Sa mạc được phỏng đoán do Lý Nguyên Cát sáng tác để tỏ nỗi nhớ quê hương, vì ở Đại Việt vốn không có sa mạc.[5]

Sang thời Trần Dụ Tông, có người phường trò là Đinh Bàng Đức ở nhà Nguyên sang nương nhờ vì chiến tranh[6]. Đinh Bàng Đức dạy người Việt lối hát cầm gậy.[7]

Nhảy múa thường xuyên được tổ chức trong cung đình và trong dân gian. Ngoài chèo, hát ả đào truyền thống khá phổ biến trong dân gian và giới quý tộc.[2]

Các quý tộc nhà Trần yêu thích hát chèo và diễn hề. Thời Trần Dụ Tông, các quý tộc trong cung đình say mê nghệ thuật, nhiều vở hát chèo trong cung đình do chính những người trong hoàng tộc dàn dựng, biểu diễn và nhà vua tự mình duyệt lại, thưởng hậu cho người diễn và làm trò giỏi.[2] Việc ca hát trong cung đình nhà Trần được sứ nhà Nguyên là Trần Cương Trung mô tả trong tác phẩm Sứ giao tập, theo đó mỗi lần yến tiệc trong cung thường có ca nhạc và nhảy múa, các khúc ca giống như khúc Giáng Châu Long, Nhập hoàng đô của phương Bắc, âm điệu cổ nhưng ngắn hơn.